Thí nghiệm đánh giá khả năng tẩy của bột/ nước giặt

Công việc hiện tại của tớ
Và video được chia sẻ với mục đích chính là câu view lĩnh thưởng
Tất nhiên là có PR cho sản phẩm của công ti TNHH VICO rùi :D

Trên thế gian vốn dĩ làm gì có con đường, là người ta đi mãi thành đường đó thôi.
Lỗ Tấn 
Hiện trường một vụ nghiên cứu.
@@ thấy giống chích hút quá!!!

Tuổi trẻ đây

Bố bảo tuổi trẻ là phải tung hoành thiên hạ
Xẻ núi, lấp sông cho thỏa chí
---
Mình thì vẫn còn muốn đi nhiều lắm
---
Nhớ bác Phước mặt đen thật đấy!!!!!








Hình như gã đang thèm cái giác đi lang thang một mình qua những con phố vắng người nhất.
Ngõ không người, chỉ lá vàng rơi, ngọn đèn hiu hắt và kẻ lang thang như gã.
Những lúc ấy sao mà thấy tâm can nhẹ nhõm đến lạ
photo by: gió lang thang

Bộ sách tuyệt vời về lọc dầu

Petroleum refining

Được chia làm 4 phần. Hội tụ đủ lí thuyết về sản phẩm, quá trình lọc tách và các thiết bị thực hiện nhé. Rất hữu ích cho làm đồ án và nghiên cứu.


Vol 1: cruid oil petroleum products, process, flow sheets

Nếu đã đọc cuốn "Hóa học dầu mỏ" của GS. Đinh Thị Ngọ thì hãy tưởng tượng cuốn này là một giáo trình phân tích chi tiết cho phần dầu thô, đặc tính của dầu thô và các phân đoạn hơn. Trong đó hướng dẫn cả phương pháp tính toán các thông số vật lí quan trọng...
download

Vol 2: Separation processes

Tách lỏng-lỏng, lỏng-khí, lỏng-rắn...
Trừ cuốn hóa công tập 4 (chuyển khối) của thầy Nguyễn Bin (BKHN), nên kết hợp đọc cùng cuốn "Kĩ thuật tách hỗn hợp nhiều cấu tử", tập 1 của thầy Nguyễn Hữu Tùng (BKHN) để đọc vol 2 nhanh hơn nhé.
download

Vol 3: Conversion processes

Chuyển hóa và chuyển hóa, phản ứng chuyển hóa, nhiệt chuyển hóa, độ chuyển hóa...toàn công thức và công thức, ngày trước tớ học hai lần, một lần là môn Hóa công 4 (sách Hóa công tập 5-GS. Nguyễn Bin) và lần kia là môn Mô hình điểu khiển trong CNHH (sách Kĩ thuật hệ thống CNHH-GS. Phạm Văn Thiêm) mà hiện giờ vẫn chưa nhớ :D
download 

Vol 4: Materials and equipment

Thiết bị tách, thiết bị trao đổi nhiệt, bơm, máy nén...hội tụ hết ở đây nhé. Học hóa công 1, 2, 3 và làm đồ án hóa công cũng có thể tham khảo ở cuốn này
download

Tóm lại là lọc dầu thì ngoại trừ kiến thức về dầu thô và các phân đoạn ra thì còn lại toàn là kiến thức Hóa công. Hiện tại mình làm đồ án tốt nghiệp từ cơ sở lí thuyết đến vận hành cũng toàn là Hóa công. Nói chung là môn này vô cùng quan trọng, học cho thật tốt nhé các em khóa sau :D

Bộ sách hóa công của thầy Bin, trường đại học Bách Khoa Hà Nội

(để dành nao up)

Biocatalysis and bioenergy

Xúc tác sinh học và năng lượng sinh học
---
Dạo này đi đâu cũng nghe đến cái từ ...sinh học. mình học về dầu mỏ đúng lúc nguồn dầu khí đang dần cạn kiệt. hồi ấy, khi nghe nói về nguồn gốc của dầu mỏ, mình đã nghĩ đến 1 loại xúc tác enzyme có thể biến cái đống rác rưởi đủ loại tạp nham chất đầy trên những cánh đồng hay chôn sâu dưới lớp đất đâu đó thành dầu trong thời gian thật nhanh.
Mình không chuyên món sinh học, sau khi đọc qua chút về sinh học thì thấy sinh và hóa quả là một sự kết hợp tuyệt vời.
Chia sẻ với các bạn cuốn sách này

Biocatalysis and bioenergy 

download: tại đây

Công nghệ hấp thụ 2 cấp BASF

Gồm 3 phần: hấp thụ, giải hấp bằng cách giảm áp suất, chưng tái sinh dung môi.
Sơ đồ công nghệ
tên của công nghệ "hấp thụ 2 cấp" thể hiện ngay ở tháp hấp thụ. 2 dòng dung môi sử dụng ở 2 phần của tháp.
phần dưới là dòng dung dịch bán nghèo (còn 1 lượng CO2 đáng kể) tức là dung dịch chưa qua tái sinh bằng chưng cất. dòng này để hấp thụ khí giàu CO2 (xem cơ sở hóa lý của quá trình hấp thụ)
phần dưới là dòng dung dịch nghèo (nghèo CO2) đã được chưng tái sinh, dùng để hấp thụ lượng CO2 còn lại trong dòng khí công nghệ.
Sử dụng kết hợp 2 dòng cho hiệu quả kinh tế cao vì tiết kiệm năng lượng của quá trình chưng tái sinh.
P/S: Do mình sắp báo cáo đề tài này nên không thể nói chi tiết hết công nghệ cho các anh em được. Khi nào báo cáo xong hứa sẽ tiếp tục cập nhật.

Lựa chọn dung môi amine cho quá trình làm ngọt khí

đang cập nhật

Làm ngọt khí


Khí tự nhiên, khí thải, khí tổng hợp... nói chung là các loại khí chứa thành phần khí axit như H2S, CO2 ta gọi là khí chua. Vì một số ảnh hưởng xấu như ô nhiễm môi trường, ăn mòn, ngộ độc xúc tác... nên cần loại những khí này ra khỏi nguyên liệu trước khi đưa đi chế biến. Quá trình loại bỏ đó gọi là làm ngọt khí. Khí thu được gọi là khí ngọt.
Người ta thường loại khí axit bằng hấp thụ sử dụng dung môi là các amine đặc biệt là alcol amine: MEA, DEA, DGA, MDEA tùy theo yêu cầu sản phẩm, điều kiện thực hiện (áp suất, tải axit) mà chọn dung môi cho phù hợp (xem chi tiết).
Sau khi hấp thụ ta thu được khí ngọt và dòng dung dịch giàu. Dịch này được tái sinh trong tháp chưng cất, hoàn nguyên dung môi đưa về tháp hấp thụ.
Quá trình hấp thụ thuận lợi ở điều kiện áp suất cao, nhiệt độ thấp. Nhả hấp thụ thì ngược lại, vì vậy tháp T-01 có áp suất cao hơn tháp T-02 và được bố trí hệ thống làm lạnh dịch, làm lạnh khí nguyên liệu. Đồng thời T-02 thực hiện áp suất thấp sẽ hạ nhiệt độ sôi của dịch, giúp tiết kiệm năng lượng đun sôi đáy tháp, hạn chế phân hủy amine.
Trong thực tế, người ta còn sử dụng thêm giai đoạn nhả hấp thụ bằng cách hạ áp suất như công nghệ hấp thụ 2 câp BASF (xem chi tiết).
Các tháp hấp thụ, nhả hấp, tái sinh trong công nghệ làm ngọt khí thường là tháp đệm.